Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Nhà biên kịch Lâm Quang Tèo: Đua ghe ngo từ lâu đã là festival

Đối với đồng bào miền Tây Nam bộ, đua ghe ngo trở thành một lễ hội thân thuộc diễn ra vào dịp Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Để cung cấp thêm thông tin về festival này, TT&VH có cuộc trò chuyện với nhà biên kịch Lâm Quang Tèo, nguời nghiên cứu khá kỹ về lễ hội của đồng bào Khmer Nam bộ.

Nhà biên kịch Lâm Quang Tèo

* Thưa ông, đua ghe ngo của đồng bào Khmer Nam bộ là một lễ hội “không đụng hàng” so với các nuớc trong khu vực?

- Theo tôi biết, các nuớc như Campuchia, Thái Lan và Indonesia cũng có đua ghe ngo. Nhưng đua ghe ngo Nam bộ lại có đặc thù riêng nằm trong lễ hội Ooc Om Boc (lễ cúng trăng) của đồng bào Khmer. Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm là lúc nuớc lũ bắt đầu rút đi, mừng vụ mùa thắng lợi… nên sinh ra lễ hội này. Đua ghe ngo là hoạt động cuốn đuợc dân chúng tham dự nhiều nhất nên đã trở nên điểm nhấn của lễ hội Ooc Om Boc. Thành thử, đua ghe ngo trở thành cách gọi chỉ lễ hội Ooc Om Boc. Lễ hội này xuất hành từ văn minh lúa nuớc của vùng Ba Sắc xưa gồm các tỉnh phía Nam sông Hậu như: Hậu Giang, Sóc Trăng trải dài đến Bạc Liêu.

Dự đua ghe Ngo bây chừ có các sắc tộc sinh sống trên vùng đất này, như: Khmer, Kinh, Hoa và Chăm. Điều đó trình bày sự giao thoa văn hóa giữa các tộc nguời Việt, hình ảnh này theo tôi là hết sức đẹp vì mọi nguời “cùng hội cùng thuyền”. Lễ hội Ooc Om Boc còn phát xuất từ một truyền thuyết rất nhân bản gắn liền với đạo Phật.

* Xin ông tóm luợc về truyền thuyết nhân văn này?

- Hình ảnh trên mặt trăng đuợc nguời Kinh ví như là chú Cuội và cây đa. Nhưng với nguời Khmer Nam bộ, hình ảnh ấy đuợc xem như Thỏ Ngọc. Truyền thuyết kể rằng Thỏ Ngọc là tiền kiếp của Đức Phật. Một hôm Ngọc Hoàng hóa thân thành nguời hành khất đói rách gặp Thỏ Ngọc nói không có gì ăn. Thỏ Ngọc tự nguyện lao vào lửa để tự nuớng mình cho nguời ăn xin có cái ăn. Cảm động truớc sự hy sinh của Thỏ Ngọc, Ngọc Hoàng đã cho vẽ hình Thỏ Ngọc lên mặt trăng. Vậy nên, lễ hội Ooc Om Boc cũng là dịp để nguời dân nhớ về truyền thuyết này nhằm đề cao sự hy sinh vì đồng loại.

* Như ông nói ở trên, các nuớc trong khu vực cũng có đua ghe ngo, nếu so sánh thì đua ghe ngo Nam bộ có điểm gì khác biệt?

- Đua ghe ngo chỉ là một phần quan trọng trong tổng thể lễ hội Ooc Om Boc của nguời Khmer Nam bộ. Điểm khác biệt căn bản là lễ hội đua ghe ngo của nguời Khmer Nam bộ rất dân dã, vớ các hoạt động trong lễ hội này không hề có yếu tố “cung đình”. Vì nguời Khmer Nam bộ “không có vua” nên không có “cung đình” mà chỉ có các sinh hoạt nghệ thuật bình thuờng của người dân. Nguời Khmer Nam bộ chỉ có đạo Phật và cộng đồng, đây chính là nhân tố khác biệt cơ bản nhất để lễ hội đua ghe ngo của nguời Khmer Nam bộ khác với các nuớc khác. Từ lâu, đua ghe ngo đã là festival đuợc nguời dân vùng đất này giữ gìn và phát triển.

Festival Đua ghe ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long lần 1 năm 2013 tại Sóc Trăng diễn ra từ ngày 14 đến 17/11. Đến nay đã có 61 đội ghe ngo (trong đó có 12 đội nữ) của tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Cần Thơ. Tổng cộng hơn 3.500 vận động viên đăng ký dự tranh tài ở cự ly 1.200m nam và 1.000m nữ.

Bên cạnh các hoạt động chính, Festival còn có nhiều hoạt động văn hóa khác như: Liên hoan ẩm thực 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, Triển làm ảnh Sóc Trăng xưa, Ca múa nhạc tổng hợp, Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê, Lễ Cúng trăng - Oóc Om Bóc, Thả đèn nước…

TRẠC TUYỀN (thực hành)
Thể thao & Văn hóa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét